Ký hợp tác mua máy tính với một công ty Mỹ qua mạng, ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó giám đốc Công ty công nghệ ứng dụng Việt Nhật nhầm phải công ty "ma".
Cách đây 4 năm khi mới chân ráo chân ướt bước vào lĩnh vực kinh doanh máy tính, ông Hùng ráo riết săn trên mạng để tìm kiếm nguồn hàng vì chưa có nhiều đối tác cung cấp hàng. Ông lần dò tìm được một doanh nghiệp tự xưng ở Mỹ, giới thiệu những sản phẩm rất tốt và giá cả phải chăng.
Ông tiến hành liên hệ và thương thảo hợp đồng. Vừa trao đổi về nhu cầu muốn nhập lô hàng máy tính gần chục nghìn USD, đối tác đã ngỏ ý sẽ giao cho ông với giá rất "bèo" để làm quen (thấp hơn giá thị trường lúc đó 30%), nhưng phải chuyển trước 50% tiền.
Ban đầu, ông rất mừng vì nghĩ đang gặp may. Nhưng sau đó bình tĩnh lại, vị Phó giám đốc này thấy bất an (vì giá quá rẻ). Ông quyết định lên Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam nhờ xác minh lại thông tin đối tác, mới hay đó là một công ty "ma". "Hú hồn! Nếu lúc đó mình ham rẻ và không bình tĩnh tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác thì đã làm miếng mồi ngon cho kẻ xấu", ông Hùng chia sẻ.
Vị lãnh đạo này thừa nhận, thương mại điện tử mang lại hiệu quả rất lớn về mặt chi phí, sự tiện lợi và phù hợp với tiềm lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bản thân công ty Việt Nhật tìm đối tác nước ngoài thông qua loại hình này chiếm tới 80-90% các hợp đồng. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng rủi ro và cạm bẫy của thương mại điện tử cũng rất nhiều nếu doanh nghiệp không thực sự tỉnh táo và minh mẫn.
Vị lãnh đạo này thừa nhận, thương mại điện tử mang lại hiệu quả rất lớn về mặt chi phí, sự tiện lợi và phù hợp với tiềm lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bản thân công ty Việt Nhật tìm đối tác nước ngoài thông qua loại hình này chiếm tới 80-90% các hợp đồng. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng rủi ro và cạm bẫy của thương mại điện tử cũng rất nhiều nếu doanh nghiệp không thực sự tỉnh táo và minh mẫn.
Ông Nguyễn Tuyên, Trưởng phòng kinh doanh Công ty Viet Seafood cho biết, trung bình một tháng công ty có khoảng 500 doanh nghiệp khắp nơi liên hệ đến và có khoảng 3% ký hợp đồng hợp tác. Sau đó, con số hợp đồng thành công trên thực tế còn lại khoảng 2% (10 doanh nghiệp).
Theo kinh nghiệm của ông, để có được thư hỏi hàng thường xuyên của đối tác, trang web của doanh nghiệp phải có nét riêng về hình ảnh sản phẩm cũng như luôn làm mới mình trên website. Điều quan trọng là hình ảnh đó phải xác thực như sản phẩm hiện thực, tuyệt đối không nên xử lý quá nhiều tạo cho khách hàng cảm giác hàng mẫu chứ không như thực tế.
"Ngoài ra, cần phải đảm bảo đủ số lượng hàng cho những sản phẩm mình đã đăng trên website. Đó chính là điểm để mình tạo uy tín với đối tác", ông Tuyên nói.
Phó tổng giám đốc của một công ty mỹ nghệ tại TP HCM cho biết, vào đầu năm, doanh nghiệp ông có hợp tác với một công ty Singapore. Sau khi ký hợp đồng và tiến hành giao hàng, đối tác bất ngờ đổi ý và huỷ hợp đồng với lý do mẫu mã sản phẩm không đúng như công bố trên website. "Lúc đó, công ty như 'sống dở chết dở' vì đã lỡ sản xuất ra lượng hàng hoá lớn", ông nói.
Theo vị này, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay chưa dám mạnh dạn sử dụng thương mại điện tử trong những thương vụ trị giá hàng triệu USD với một đối tác không biết mặt. Vì khâu xác định thông tin của đối tác vẫn là vấn đề khó. Trong một "rừng" khách hàng tìm đến, họ ở khắp nơi trên thế giới nên rất vất vả để kiểm chứng thông tin.
Nhằm giúp doanh nghiệp phần nào giải toả những vướng mắc về thương mại điện tử, đầu tháng 1 vừa qua, Viện tin học doanh nghiệp (ITB) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Tập đoàn Alibaba.com và công ty OSB triển khai chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường APEC và châu Phi thông qua thương mại điện tử”.
Ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua xuất hiện không ít hành vi lừa đảo thông qua thương mại điện tử rất tinh vi như mạo danh cơ quan, Chính phủ để lấy uy tín, sử dụng website hoặc sử dụng các giấy phép xuất nhập khẩu của nước sở tại được chỉnh sửa… nhằm trục lợi.
Đại diện Bộ Công Thương khuyến cáo, để tránh bị lừa, doanh nghiệp phải tự điều tra kỹ thông tin đối tác trước khi hợp tác. Ngoài ra, có thể nhờ các cơ quan chức năng về lĩnh vực liên quan như Bộ Công thương... để được tham mưu; hoặc nhờ cơ quan đại diện nước sở tại xác nhận lại thông tin trước khi đầu tư, hợp tác.
Còn ông Tuyên cho rằng, để đánh giá độ tin cậy của đối tác và không bị các phần tử xấu lợi dụng thông qua hình thức này, doanh nghiệp cần đánh giá độ xác thực của đơn hàng mà khách hỏi về thông số kỹ thuật, quy cách sản phẩm, giá cả …Đồng thời, hình thức thanh toán cũng là điều kiện tiên quyết để tránh rủi ro. "Nếu muốn đi mua một con Voi mà trả lời như mấy ông thầy bói mù thì rõ ràng không phải là khách hàng muốn mua mặt hàng đó", ông Tuyên nói vui.
Còn ông Tuyên cho rằng, để đánh giá độ tin cậy của đối tác và không bị các phần tử xấu lợi dụng thông qua hình thức này, doanh nghiệp cần đánh giá độ xác thực của đơn hàng mà khách hỏi về thông số kỹ thuật, quy cách sản phẩm, giá cả …Đồng thời, hình thức thanh toán cũng là điều kiện tiên quyết để tránh rủi ro. "Nếu muốn đi mua một con Voi mà trả lời như mấy ông thầy bói mù thì rõ ràng không phải là khách hàng muốn mua mặt hàng đó", ông Tuyên nói vui.
Ông Hùng bổ sung, nguyên tắc căn cơ để tránh bị lừa là không nên tham. Ngoài ra, đối với trường hợp nhập hàng, doanh nghiệp Việt Nam nên thương lượng nhận hàng trước, thanh toán sau. Ngược lại, với xuất khẩu thì nhận tiền xong mới giao hàng cho đối tác. "Đó là kế sách an toàn nhất", ông Hùng nhấn mạnh.
Lệ Chi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét