>

kỹ thuật trồng chăm sóc cây ăn trái



Cay chuoi tram nai
http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/image/mit.jpghttp://www2.hcmuaf.edu.vn/data/image/mit.jpghttp://i216.photobucket.com/albums/cc234/Jenny943_photos/CyMt2.jpgmit to nu

http://i216.photobucket.com/albums/cc234/Jenny943_photos/CyMt.jpg
Mit thai lan
Xem anh phong to
(4/8/2009)  Bantinthitruong - Mặc dù mít Thái Changai là giống mít được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam từ vài ba năm nay nhưng tại Hà Nội,mít Thái là cây mới xuất hiện. Người đưa giống cây này ra trồng thử nghiệm là anh Ngô Văn Thủy ở thôn Miếu Thờ (xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn). Hiện trang trại mít Thái của anh có tới hàng trăm cây đang cho thu hoạch. Anh cho biết, với nhiều ưu điểm như thời gian cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, múi mọng và giòn ngọt, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi gò, cây mít Thái đang được nhiều bà con nông dân và các nhà vườn ở miền Bắc tìm đến.


Chúng tôi xin giới thiệu đặc tính, cách trồng và chăm sóc mít Thái để bà con tham khảo.

1. Ưu điểm:

Mít Thái là cây cho quả sớm. Ở những vùng không có rét, mít Thái cho quả từ 8 – 12 tháng sau khi trồng; ở miền Bắc cây cho trái chậm hơn khoảng 3 – 4 tháng. Cây mọc khỏe, phát triển nhanh, lá to bóng, rất sai quả, quả nặng từ 6 – 12kg, cá biệt có quả tới 15kg. Cây ra quả quanh năm, trên cùng một cây có quả chín, có quả đang ra; múi mít thịt vàng đậm, ít xơ, giòn, ráo, vị ngọt đậm và thơm mát. Cây trưởng thành có thể cho từ 100 – 150 quả/cây.

2.Tiêu chuẩn giống:

Không nên nhân giống bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Cây ghép có đường kính gốc ghép 1 – 1,5cm, cành ghép cao 20 – 30cm, khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng.

3. Thời vụ và mật độ:


Thời vụ trồng: Do đặc thù của cây mít rất khỏe nên có thể trồng quanh năm. Về mùa rét, khô hanh thường xuyên phải tưới ẩm khi cây mới trồng.


Mật độ và khoảng cách: Do mít Thái Changai cho quả sớm nên có thể trồng ở mật độ dày 3,5m x 3,5m hoặc 4m x 4m. Sau khi khai thác quả được 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7 – 8m một cây. Hoặc có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu. Trước khi trồng phải đào hố, bón lót. Đất xấu thì đào hố rộng 0,8 – 1m; bón lót 25 – 35kg phân chuồng hoai mục; 300 – 500g lân và 1kg vôi bột. Đất tốt thì đào hố rộng 0,7 – 0,8m; sâu 0,6 – 0,7m; bón lót 20 – 25kg phân chuồng hoai mục; 200 – 300gam lân và 0,5kg vôi bột. Chú ý, phải trộn đều phân các loại cùng đất lấp đầy miệng hố trước khi trồng 7 ngày.


 4. Trồng và chăm sóc:


Dùng cuốc moi đất giữa hố, bóc vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng bằng mặt hố, lấp đất đầy và nén chặt xung quanh, không làm vỡ bầu, đứt rễ; cắm hai cọc chéo buộc giữa cây, dùng rơm rạ, cỏ khô phủ gốc và tưới đẫm nước.


Bón phân: Đối với cây một năm tuổi, mỗi tháng bón phân một lần bằng nước phân chuồng hoai pha tỷ lệ 1: 3 – 5 (3 – 5 phần nước), tưới 10 – 15 lít/cây hoặc đạm Ure 1% để tưới. Cây 2 – 3 năm tuổi, bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai; 0,5 – 1kg lân; 0,3 – 0,5kg kali. Cây từ 4 năm tuổi trở lên bón tăng lượng phân. Cách bón: Xới rãnh xung quanh theo đường kính tán cây, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm. Bón càng nhiều phân chuồng hoai thì mít Thái Changai càng sai và chất lượng quả càng ngon.


5. Tỉa cành, tỉa quả:


Tỉa cành tăm, cành sâu bệnh để cây thông thoáng. Tỉa bới quả xấu, quả sâu bệnh, quả nhỏ và cả những quả bình thường cho mật độ quả phù hợp với từng cây.


6. Phòng trừ sâu bệnh:


Sâu hại chính: Ngoài các loại rệp sáp, rầy mền, ruồi đục quả, sâu đục thân, ở mít có sâu đục quả, ấu trùng đục lỗ tiếp giáp giữa quả với nhau. Phun các loại thuốc: Trêbon, Shespa 25EC…, nếu có điều kiện thì bao quả.


Bệnh hại: Bệnh nấm hồng trên thân cành phun booc đô. Bệnh thối hoa và thối mền trên quả do nấm, phun Daconit 500EC 0,3%. Bệnh đỏ phun thuốc diệt nhện đỏ hoặc thuốc trừ sâu vi sinh tổng hợp.


7. Thu hoạch:


Thu quả chín khi đã thơm, từ 90 – 120 ngày sau khi trổ hoa. Mít Thái Changai tự chín ở nhiệt độ bình thường, quả mít có thể để lâu trong 6 tuần ở nhiệt độ 11 – 13 độ C. Bình thường để được 7 – 10 ngày.


(Bà con có nhu cầu mua cây giống, có thể liên hệ với anh Thủy, số điện thoại: 0913.241.152 ).
Mun cho cây mít sai qu
09/06/2009
- Về giống: Mít ở nước ta có các nhóm chính là mít mật, mít dai, mít tố nữ dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống v.v… Tùy theo mục đích sử dụng mà bà con chọn giống trồng cho phù hợp. Nếu trồng với diện tích lớn thành hàng hóa thì nên liên hệ hoặc ký hợp đồng liên kết với các đơn vị tiêu thụ như Cty CP VINAMIT để được tư vấn về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái… Hiện nay các tỉnh phía Nam đang trồng nhiều giống mít được chọn tạo trong nước hoặc nhập nội cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến như: mít Nghệ CS M99-I, mít Thái, mít Mã Lai…


http://nongnghiep.vn/Upload/Image/2009/6/9/mit.jpg- Về kỹ thuật nhân giống: Có thể trồng mít bằng cây giống được nhân bằng hạt, giâm rễ, giâm cành, chiết cành, cây ghép và nuôi cấy mô. Trồng bằng hạt dễ làm, cây chậm ra trái, dễ phân ly nên ít khi chọn được giống tốt cho trái sai, phẩm chất ngon. Cách thông dụng là trồng bằng cây ghép, cây chiết hoặc giâm hom từ rễ, từ cành cây vừa sớm cho quả, thời gian cho quả kéo dài, vừa giữ được đặc tính tốt của cây mẹ (năng suất trái cao, chất lượng trái tốt). Nhược điểm của cách nhân giống này là khó thành công nếu không nắm được bí quyết nhân giống.
- Giâm rễ, giâm cành: Lấy rễ hoặc cành bánh tẻ lá đã ổn định có đường kính 2-3cm cắt thành từng đoạn 15-20cm, nhúng gốc vào thuốc chống nấm (Benlet C, Aliette…0,15%) rồi cắm nghiêng sâu 10-15cm trên mặt luống cát sạch, chừa lại phần ngọn 3-5cm (dùng vôi đánh dấu cho khỏi nhầm). Hàng ngày tưới nước giữ ẩm trong nhà có mái che cho tới khi cây ra rễ, mọc chồi cao 10cm thì đem giâm vào bầu, chăm sóc một thời gian nữa rồi đem trồng.
- Chiết cành: Chọn cành tương đối già, đường kính 2-3cm, dùng dao sắc khoanh 2 đường cách nhau 4-5cm, bóc hết phần vỏ. Dùng vải sạch lau kỹ phần gỗ đã bóc vỏ, để khô nhựa 2-3 ngày rồi tiến hành bó bầu như cách chiết các loại cây ăn quả khác. Có thể sử dụng thêm các chất kích thích ra rễ hiện đang có bán trên thị trường cho cả các trường hợp chiết cành, giâm hom cành, hom rễ…
- Ghép cây: Dùng hạt mít mật, mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.
- Trồng và chăm sóc: Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn cho cây mít sai quả phải trồng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, đất có tầng canh tác sâu trên 1m, tốt nhất là đất thịt pha sét, dễ thoát nước, tránh úng ngập. Bón nhiều phân, tủ gốc giữ ẩm, mùa khô tưới 2-3 ngày/lần. Hàng năm bón bổ sung phân cho cây, nhất là những cây sai quả sau khi thu hoạch xong. Khi cây cao 1m tiến hành tỉa cành, tạo tán.
Sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa cành 1 lần bằng cách chặt bỏ các cành mọc rậm trong tán, cành sâu bệnh, cành vượt, các chồi mọc thành búi ở thân cây… nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây, nuôi quả đồng thời hạn chế sự tác động chất phytohocmon (có tên là xytokinin được hình thành từ rễ) làm trẻ hóa tế bào, cân đối tỷ lệ C/N trong cây nhằm kích thích cho cây phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái. Đây là cơ sở khoa học của kinh nghiệm “mít chặt cành, chanh chạm rễ” của ông cha ta.
http://www.khoahocchonhanong.com.vn/themes/khnv/images/mod_titl.gifTin tc
Site được cập nhật vào: 2010-04-21 09:36:29

Muốn cho cây mít sai quả

[30 - Jun - 2009 ::: khucthuydu]

Muốn cho cây mít sai quảNhiều bạn đọc gửi thư về tòa soạn hỏi về bí quyết trồng mít sai quả của các nhà vườn. Một số khác lại hỏi về cơ sở khoa học của kinh nghiệm “mít chặt cành, chanh chạm rễ” của ông cha ta. Cận tôi có dịp tiếp xúc với một số lão nông trồng mít giỏi, cho thu nhập cao các nơi và các nhà khoa học, xin mách lại với bà con đặng trồng mít cho sai quả.



- Về giống: Mít ở nước ta có các nhóm chính là mít mật, mít dai, mít tố nữ dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống v.v… Tùy theo mục đích sử dụng mà bà con chọn giống trồng cho phù hợp. Nếu trồng với diện tích lớn thành hàng hóa thì nên liên hệ hoặc ký hợp đồng liên kết với các đơn vị tiêu thụ như Cty CP VINAMIT để được tư vấn về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái… Hiện nay các tỉnh phía Nam đang trồng nhiều giống mít được chọn tạo trong nước hoặc nhập nội cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến như: mít Nghệ CS M99-I, mít Thái, mít Mã Lai…

- Về kỹ thuật nhân giống: Có thể trồng mít bằng cây giống được nhân bằng hạt, giâm rễ, giâm cành, chiết cành, cây ghép và nuôi cấy mô. Trồng bằng hạt dễ làm, cây chậm ra trái, dễ phân ly nên ít khi chọn được giống tốt cho trái sai, phẩm chất ngon. Cách thông dụng là trồng bằng cây ghép, cây chiết hoặc giâm hom từ rễ, từ cành cây vừa sớm cho quả, thời gian cho quả kéo dài, vừa giữ được đặc tính tốt của cây mẹ (năng suất trái cao, chất lượng trái tốt). Nhược điểm của cách nhân giống này là khó thành công nếu không nắm được bí quyết nhân giống.

- Giâm rễ, giâm cành: Lấy rễ hoặc cành bánh tẻ lá đã ổn định có đường kính 2-3cm cắt thành từng đoạn 15-20cm, nhúng gốc vào thuốc chống nấm (Benlet C, Aliette…0,15%) rồi cắm nghiêng sâu 10-15cm trên mặt luống cát sạch, chừa lại phần ngọn 3-5cm (dùng vôi đánh dấu cho khỏi nhầm). Hàng ngày tưới nước giữ ẩm trong nhà có mái che cho tới khi cây ra rễ, mọc chồi cao 10cm thì đem giâm vào bầu, chăm sóc một thời gian nữa rồi đem trồng.

- Chiết cành: Chọn cành tương đối già, đường kính 2-3cm, dùng dao sắc khoanh 2 đường cách nhau 4-5cm, bóc hết phần vỏ. Dùng vải sạch lau kỹ phần gỗ đã bóc vỏ, để khô nhựa 2-3 ngày rồi tiến hành bó bầu như cách chiết các loại cây ăn quả khác. Có thể sử dụng thêm các chất kích thích ra rễ hiện đang có bán trên thị trường cho cả các trường hợp chiết cành, giâm hom cành, hom rễ…

- Ghép cây: Dùng hạt mít mật, mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.

- Trồng và chăm sóc: Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn cho cây mít sai quả phải trồng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, đất có tầng canh tác sâu trên 1m, tốt nhất là đất thịt pha sét, dễ thoát nước, tránh úng ngập. Bón nhiều phân, tủ gốc giữ ẩm, mùa khô tưới 2-3 ngày/lần. Hàng năm bón bổ sung phân cho cây, nhất là những cây sai quả sau khi thu hoạch xong. Khi cây cao 1m tiến hành tỉa cành, tạo tán.

Sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa cành 1 lần bằng cách chặt bỏ các cành mọc rậm trong tán, cành sâu bệnh, cành vượt, các chồi mọc thành búi ở thân cây… nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây, nuôi quả đồng thời hạn chế sự tác động chất phytohocmon (có tên là xytokinin được hình thành từ rễ) làm trẻ hóa tế bào, cân đối tỷ lệ C/N trong cây nhằm kích thích cho cây phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái. Đây là cơ sở khoa học của kinh nghiệm “mít chặt cành, chanh chạm rễ” của ông cha ta.

Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
http://agriviet.com/uploads/news/large/noimage.jpg

Muốn cho cây mít sai quả


http://www.khoahocchonhanong.com.vn/themes/khnv/images/spacer.gif
http://www.khoahocchonhanong.com.vn/themes/khnv/images/spacer.gif

Kinh nghiệm chống rụng trái non trên cây ăn trái
20/04/2010
Cây ăn trái ở miền Nam như nhãn, xoài, táo, mận, chôm chôm, chanh, sơ ri... sau khi đã đậu trái thường có hiện tượng rụng trái non (rụng sinh lý). Hiện tượng này có thể do một trong các nguyên nhân như thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí cao và đặc biệt là việc hình thành tầng rời ở cuống trái.
http://www.baovinhlong.com.vn/database/newsimg/Nam2010/T4/A20_a%20%281%29.JPG
Chăm sóc đúng cách sẽ giúp giảm rụng trái non
Để hạn chế hiện tượng rụng trái non trên các cây ăn trái vừa nêu trên, các biện pháp kỹ thuật sau đây cần được lưu ý:
1. Trước khi ra hoa, cây cần phải đủ nước và đủ dinh dưỡng; ngưng tưới nước và bón phân khi cây sắp ra hoa.
2. Khi hoa đã trổ xong (đã thụ phấn, thụ tinh) biến đổi thành trái nhỏ (đậu trái), cây cần được tưới nước, bón phân và phun lên lá, trái non hợp chất có chứa chất kích thích sinh trưởng và các nguyên tố vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây qua lá và nhất là hạn chế việc hình thành tầng rời ở cuống trái non, bảo đảm cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng vào nuôi trái, giảm được hiện tượng rụng trái non.
Để góp phần làm giảm được hiện tượng rụng trái non trên cây ăn trái, Hội Làm vườn tỉnh Tiền Giang đã sản xuất hợp chất chống rụng trái non CRT và đã được thực nghiệm, trình diễn có kết quả trên các cây nhãn, xoài, táo, mận, chôm chôm, chanh, sơ ri...
CRT được pha chế dưới dạng lỏng chứa trong lọ nhựa 10ml. Pha chế phẩm CRT, 10ml (một lọ) trong bình xịt 8 lít nước phun dưới dạng sương mù trên trái non hay các hoa đã trổ nhụy (thụ phấn) trên 80%. Chỉ phun một lần và không phun lặp lại liên tiếp. Khi nào thấy trái non rụng thì mới phun lại.
Sau khi phun CRT, do trái đậu nhiều nên cần bón thêm phân ở gốc như phân NPK (16-16-8-13S), phun hợp chất dưỡng cây lên lá để cây đủ sức nuôi trái.
Riêng đối với cây nhãn với mục đích cho trái để sấy khô CRT có thể được phun 3 lần, lần 1 sau khi hoa đã đậu trái (trái nhỏ cỡ đầu đũa ăn), lần 2 khi thấy có hiện tượng rụng trái và lần 3 khoản 2 tuần trước khi thu hoạch trái. Mỗi lần phun có thể pha thêm hợp chất dưỡng cây, thuốc trừ nấm bệnh, côn trùng.
Tóm lại, tùy theo loại cây trái và tình trạng của cây liều lượng pha CRT có thể tăng hay giảm, số lần phun CRT 1 lần hay nhiều lần bà con nhà vườn cần theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp, của các đại lý bán CRT gần nhất.
i xá l không ht Island
31-03-2009
http://www.varisme.org.vn/images/news/news_1238473291_giong%20cay%20trong.jpg(Cập  nhật mới: 11:21:22)
Ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện được trồng ở nhiều nơi. Đây là một loại quả bình dân, giàu Vitamin C. Ổi chủ yếu dùng để ăn tươi và gần đây là làm mứt, sấy khô, đóng hộp, chế biến trà ổi.

Dạng trái thuôn dài, đẹp, da láng, thịt màu kem, dòn, vị chua ngọt. Trọng lượng trái bình quân 500g, trái to có thể đến 800g. Năng suất cao. Năm đầu cho 10- 12 ký trái, năm thứ hai cho 20- 25 ký, năm thứ ba cho 35- 40 ký. Sản phẩm ổi Xá lỵ Không hạt hiện nay không phải là loại trái cây bình dân mà là sản phẩm cao cấp. Giá sỉ tại vườn bình quân 8 -12.000đ/ ký. Với phát hiện gần đây của hai nhà khoa học trẻ thuộc Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam của Thạc sĩ Lê Quốc Điền, Kỹ sư Đỗ Hồng Tuấn và nhóm nghiên cứu người Nhật đã chỉ ra rằng: "Trồng xen cây ổi trong vườn cây có múi như: cam, quýt, bưởi, chanh,... sẽ xua đuổi được rầy chổng cánh là tác nhân gây bệnh vàng lá Greening" Nên cây ổi Xá Lỵ Không hạt hiện nay là đối tượng trồng và nghiên cứu rất quan trọng.  * Đây là sản phẩm đạt danh hiệu "Trâu Vàng Đất Việt 2006" do TƯ Hội Nông dân trao tặng cho các sản phẩm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Theo Caygiong.com


Đầu Bếp Nổi Tiếng
***********
Member No.: 371
Joined: October 21, 2007
Group: Members
Posts: 2243



http://tudo.9.forumer.com/style_images/smoothpurple/corner4.gif

http://tudo.9.forumer.com/style_images/smoothpurple/corner3.gif
Chị UM, em cũng đang tìm cây táo tàu đó. Mà chổ em 0 có bán. Chị mua ở Cali hả chi.? Hope you dónt mind I dơwnloaded cây táo của chị cho mấy ni coi nhen.

mấy ni , Vi vô blogs của chị UM and download cái hình táo nè.

Attached Image
Attached Image
 1/ Đặc tính: Táo (táo ta, táo gai) có tên khoa học (Ziziphus mauritiana), là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc châu Phi. Táo ta quả nhỏ, chỉ có một hạt rất rắn, hai tai lá biến thành gai. Ở nước ta, táo trồng ở phía Bắc và Nam. Nhiệt độ thích hợp từ 25-320C, cần nhiều ánh sáng. Táo có thể ở sống nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm, pH từ 5-7. Bộ rể phát triển mạnh, ăn sâu nên chống gió bão tốt, có thể dùng làm cây chăn gió.
2/ Giống: Ở nước ta có nhiều giống táo như táo chua, táo Thiện Phiến ngọt, táo Gia Lộc, mới nhập vào giống táo Thái Lan. Một số giống chọn lọc trong nước như táo số 12, số 32, táo Đào Tiên.
Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép. Các phương pháp cắm hom, dùng chồi rễ hoặc chiết còn dùng nhưng ít. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp. Nên dùng táo chua làm gốc ghép. Hạt trước khi gieo nên đập loại bỏ vỏ rắn ở ngoài để mau nẩy mầm. Gieo hạt vào bầu ny lon, sau khoảng 6 tháng là cây có thể ghép được. Mắt ghép lấy ở cành bánh tẻ, vỏ còn màu đỏ. Nếu sản xuất nhiều có thể trồng riêng một vườn táo để lấy mắt ghép. Nếu ghép áp thì dùng gốc ghép ương trong bầu, cắt cụt ngọn cách gốc khoảng 20-30cm vót thành hình nêm rồi luồn vào một lát cắt xiên trên cành ghép cho vừa khít, dùng dây quấn chặt lại, sau khoảng 15-20 ngày thì liền vỏ. Chỉ cần trên cành ghép có một mắt với một  lá là ghép được với một bầu gốc ghép, vì vậy 1 cành ghép có thể buộc nhiều gốc ghép. Sau khi ghép 2-3 tháng là có thể cắt đi trồng, cộng lại từ khi gieo hạt đến khi trồng chỉ 5-6 tháng. Phải chăm sóc tốt cây ghép trước khi trồng.  
3/ Cách trồng: Thời vụ trồng tốt là cuối mùa mưa, nên trồng tháng 11-12 vì lúc này trời  ấm, sang mùa Xuân năm sau cây phát triển nhanh. Trồng vào đầu mùa Xuân cũng tốt. Trồng theo hàng hoặc theo ô vuông, khoảng cách cây 4-5m. Để tiết kiệm đất có thể trồng dày hơn, khi cây táo lớn thì đốn bỏ bớt.
Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ hoai, có thể trộn thêm 1kg vôi bột và 0,5kg super lân. Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày, trồng cây trong bầu để có tỷ lệ sống cao.
4/ Chăm sóc: Sau khi trồng tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ rác để giữ ẩm và chú ý tưới nước đều. Hàng tuần theo dõi ngắt bỏ các mầm mọc từ gốc ghép. Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và DAP. Lượng phân NPK 16-16-8 bón mỗi lần từ 0,2-1kg tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc.
Cây táo rất cần nước, nhất là khi quả đang phát triển, nếu không đủ nước quả sẽ nhỏ và chát. Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau:
+ Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
+ Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.
5/ Phòng trừ sâu bệnh:
- Rệp sáp phấn (Planococcus lilacinus): Rệp bám từng ổ trên đọt non, mặt dưới lá và chùm hoa, bên ngoài có lớp bột trắng bao phủ. Rệp chích hút nhựa làm lá và chùm hoa xoăn lại, đồng thời có nấm bồ hóng phát triển. Nếu rệp ít thì dùng tay giết, nếu nhiều thì phun các thuốc Fastac, Pyrinex, Supracide, Polytrinnnn..
- Sâu cuốn lá (Archips micaceana): Sâu non nhả tơ cuốn một hoặc vài lá thành tổ, nằm trong đó ăn lá. Có thể phòng trừ bằng bắt giết hoặc phun các thuốc Pyrinex, Supracide, Polytrinnnn..
- Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis): Dòi đục trong quả làm quả bị hư thối. Một quả táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp không để quả chín lâu trên cây, thu nhặt tiêu huỷ các quả rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ Metyleugenol (Vizubon-D). Có thể tự làm bẫy bã ruồi bằng dùng một miếng quả chín (cam, quít, dứa, táoooo.), có tẩm thuốc sâu rồi đặt lên cây. Khi quả đã già sắp chín phun ngừa bằng các thuốc Trigard, Fastac. Biện pháp bao quả có tác dụng tốt hạn chế ruồi và sâu đục quả.
- Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.): Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, sau tạo thành những vết cháy khô, phiến lá cuốn lại, cứng, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, quả nhỏ và bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị bệnh, phun các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, Anvil, Rovral, Topsin-MMMM..
- Bệnh ghẻ (do nấm Venturia inaequalis): Trên lá đốm bệnh tròn, màu xám xanh, hơi gồ lên. Trên quả vết bệnh màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, quả méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng các thuốc gốc đồng, hỗn hợp lưu huỳnh + vôi, Zineb, Carbenzim, Rovrallll..
Ngoài ra còn có các loại sâu bệnh khác như: bọ cánh cứng ăn lá, sâu ăn hoa, sâu đục quả, bệnh khô cành, bệnh thối quả, bệnh sùi gốc do vi khuẩn.
(Phạm Dũng - Trạm KN huyện Ninh Phước) 




Cong bo He thong nhan dien thuong hieu moi 02/2010web_qc_02_2010






Mít nghệ Cao Sản M99-I

Trước đây người ta xem Mít là cây của người nghèo, Mít có rất nhiều giống. Mã trái và phẩm chất khác biệt nhau rất xa. Kích thước chênh lệch, có giống trái chỉ 300g - 400g, có giống trái nặng vài chục ký. Ngày nay các giống Mít nghệ có phẩm chất ngon rất được nhiều người ưa chuộng.

Thời gian gần đây nhờ những thành tựu về khoa học công nghệ trong trồng trọt, chọn lọc, nhân giống mít có năng suất cao, ổn định và chất lượng ngon. Một trong các giống ấy là Mít nghệ cao sản được chọn từ tổ hợp Mít nghệ ở miền Nam. Đây là giống Mít thích hợp để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ sấy chân không (chip). Theo tài liệu của FAO năm 1976 Mít hơn hẳn xoài là giống trái cây ngon ở các chỉ tiêu sau : Năng lượng gấp 1,5 lần, đạm gấp 2,8 lần, Gluxit gấp 1,5 lần, Calci gấp 2,7 lần, Lân (P) gấp 2,4 lần, Sắt (Fe) và Kali (K) gấp 2 lần, Thiamin (B) gấp 1,5 lần, Riboflavin (B­2) gấp 2,2 lần và Niaxin gấp 1,2 lần. Các chỉ tiêu khác tương đương nhau hoặc thấp hơn đôi chút.
Các giống mít được thị trường trồng nhiều và có chất lượng tốt nhất là : 

*  Mít Nghệ Cao Sản dòng M99-I
- Năng suất rất cao. Chất lượng ngon. Tỉ lệ cơm cao 40 – 48 % . Màu vàng tươi. Thích hợp ăn tươi hay chế biến.
- Hiện nay có nhiều doanh nghiệp thu mua sản phẩm mít  để làm nguyên liệu chế biến (nhưng luôn thiếu trầm trọng) như ở Củ Chi- TP. HCM, Tân Định Bến Cát - Bình Dương, Tân Phú- Đồng Nai . . .
Đây là giống cây ăn trái có nhiều triển vọng, vì nó vố là cây ăn trái nhưng mang những đặc tính của cây rừng nên có thể góp phần thắng lợi cho chương trình trồng 5 triệu ha rừng của Chính Phủ. 
Quy cách:
            - Gốc ghép đường kính F ³ 1cm, chiều cao ³ 15cm
            - Cành có F ³ 0,6cm, chiều cao ³ 40cm
            - Bầu ³ 10x16cm
            - Lá già, không sâu bệnh
            - Giá: 10.000-12.500đ.

* Mít Mã Lai
Năng suất cao, trái trọng lượng trung bình từ 2 kg. Múi thơm, cơm hơi nhão, vị ngọt.

* Mít Tố Nữ
Năng suất cao, trái trọng lượng trung bình 800 – 1000 g / trái. Cơm nhão, vị ngọt, béo, có mùi thơm đặc trưng.

DSCF0274
DSCF0972
DSCF0992
DSCF2854
DSCF2921
DSCF2922
DSCF%203274
DSCF5801