>

kỹ thuật trồng chăm sóc cây ăn trái



Cay chuoi tram nai
http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/image/mit.jpghttp://www2.hcmuaf.edu.vn/data/image/mit.jpghttp://i216.photobucket.com/albums/cc234/Jenny943_photos/CyMt2.jpgmit to nu

http://i216.photobucket.com/albums/cc234/Jenny943_photos/CyMt.jpg
Mit thai lan
Xem anh phong to
(4/8/2009)  Bantinthitruong - Mặc dù mít Thái Changai là giống mít được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam từ vài ba năm nay nhưng tại Hà Nội,mít Thái là cây mới xuất hiện. Người đưa giống cây này ra trồng thử nghiệm là anh Ngô Văn Thủy ở thôn Miếu Thờ (xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn). Hiện trang trại mít Thái của anh có tới hàng trăm cây đang cho thu hoạch. Anh cho biết, với nhiều ưu điểm như thời gian cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, múi mọng và giòn ngọt, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi gò, cây mít Thái đang được nhiều bà con nông dân và các nhà vườn ở miền Bắc tìm đến.


Chúng tôi xin giới thiệu đặc tính, cách trồng và chăm sóc mít Thái để bà con tham khảo.

1. Ưu điểm:

Mít Thái là cây cho quả sớm. Ở những vùng không có rét, mít Thái cho quả từ 8 – 12 tháng sau khi trồng; ở miền Bắc cây cho trái chậm hơn khoảng 3 – 4 tháng. Cây mọc khỏe, phát triển nhanh, lá to bóng, rất sai quả, quả nặng từ 6 – 12kg, cá biệt có quả tới 15kg. Cây ra quả quanh năm, trên cùng một cây có quả chín, có quả đang ra; múi mít thịt vàng đậm, ít xơ, giòn, ráo, vị ngọt đậm và thơm mát. Cây trưởng thành có thể cho từ 100 – 150 quả/cây.

2.Tiêu chuẩn giống:

Không nên nhân giống bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Cây ghép có đường kính gốc ghép 1 – 1,5cm, cành ghép cao 20 – 30cm, khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng.

3. Thời vụ và mật độ:


Thời vụ trồng: Do đặc thù của cây mít rất khỏe nên có thể trồng quanh năm. Về mùa rét, khô hanh thường xuyên phải tưới ẩm khi cây mới trồng.


Mật độ và khoảng cách: Do mít Thái Changai cho quả sớm nên có thể trồng ở mật độ dày 3,5m x 3,5m hoặc 4m x 4m. Sau khi khai thác quả được 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7 – 8m một cây. Hoặc có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu. Trước khi trồng phải đào hố, bón lót. Đất xấu thì đào hố rộng 0,8 – 1m; bón lót 25 – 35kg phân chuồng hoai mục; 300 – 500g lân và 1kg vôi bột. Đất tốt thì đào hố rộng 0,7 – 0,8m; sâu 0,6 – 0,7m; bón lót 20 – 25kg phân chuồng hoai mục; 200 – 300gam lân và 0,5kg vôi bột. Chú ý, phải trộn đều phân các loại cùng đất lấp đầy miệng hố trước khi trồng 7 ngày.


 4. Trồng và chăm sóc:


Dùng cuốc moi đất giữa hố, bóc vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng bằng mặt hố, lấp đất đầy và nén chặt xung quanh, không làm vỡ bầu, đứt rễ; cắm hai cọc chéo buộc giữa cây, dùng rơm rạ, cỏ khô phủ gốc và tưới đẫm nước.


Bón phân: Đối với cây một năm tuổi, mỗi tháng bón phân một lần bằng nước phân chuồng hoai pha tỷ lệ 1: 3 – 5 (3 – 5 phần nước), tưới 10 – 15 lít/cây hoặc đạm Ure 1% để tưới. Cây 2 – 3 năm tuổi, bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai; 0,5 – 1kg lân; 0,3 – 0,5kg kali. Cây từ 4 năm tuổi trở lên bón tăng lượng phân. Cách bón: Xới rãnh xung quanh theo đường kính tán cây, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm. Bón càng nhiều phân chuồng hoai thì mít Thái Changai càng sai và chất lượng quả càng ngon.


5. Tỉa cành, tỉa quả:


Tỉa cành tăm, cành sâu bệnh để cây thông thoáng. Tỉa bới quả xấu, quả sâu bệnh, quả nhỏ và cả những quả bình thường cho mật độ quả phù hợp với từng cây.


6. Phòng trừ sâu bệnh:


Sâu hại chính: Ngoài các loại rệp sáp, rầy mền, ruồi đục quả, sâu đục thân, ở mít có sâu đục quả, ấu trùng đục lỗ tiếp giáp giữa quả với nhau. Phun các loại thuốc: Trêbon, Shespa 25EC…, nếu có điều kiện thì bao quả.


Bệnh hại: Bệnh nấm hồng trên thân cành phun booc đô. Bệnh thối hoa và thối mền trên quả do nấm, phun Daconit 500EC 0,3%. Bệnh đỏ phun thuốc diệt nhện đỏ hoặc thuốc trừ sâu vi sinh tổng hợp.


7. Thu hoạch:


Thu quả chín khi đã thơm, từ 90 – 120 ngày sau khi trổ hoa. Mít Thái Changai tự chín ở nhiệt độ bình thường, quả mít có thể để lâu trong 6 tuần ở nhiệt độ 11 – 13 độ C. Bình thường để được 7 – 10 ngày.


(Bà con có nhu cầu mua cây giống, có thể liên hệ với anh Thủy, số điện thoại: 0913.241.152 ).
Mun cho cây mít sai qu
09/06/2009
- Về giống: Mít ở nước ta có các nhóm chính là mít mật, mít dai, mít tố nữ dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống v.v… Tùy theo mục đích sử dụng mà bà con chọn giống trồng cho phù hợp. Nếu trồng với diện tích lớn thành hàng hóa thì nên liên hệ hoặc ký hợp đồng liên kết với các đơn vị tiêu thụ như Cty CP VINAMIT để được tư vấn về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái… Hiện nay các tỉnh phía Nam đang trồng nhiều giống mít được chọn tạo trong nước hoặc nhập nội cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến như: mít Nghệ CS M99-I, mít Thái, mít Mã Lai…


http://nongnghiep.vn/Upload/Image/2009/6/9/mit.jpg- Về kỹ thuật nhân giống: Có thể trồng mít bằng cây giống được nhân bằng hạt, giâm rễ, giâm cành, chiết cành, cây ghép và nuôi cấy mô. Trồng bằng hạt dễ làm, cây chậm ra trái, dễ phân ly nên ít khi chọn được giống tốt cho trái sai, phẩm chất ngon. Cách thông dụng là trồng bằng cây ghép, cây chiết hoặc giâm hom từ rễ, từ cành cây vừa sớm cho quả, thời gian cho quả kéo dài, vừa giữ được đặc tính tốt của cây mẹ (năng suất trái cao, chất lượng trái tốt). Nhược điểm của cách nhân giống này là khó thành công nếu không nắm được bí quyết nhân giống.
- Giâm rễ, giâm cành: Lấy rễ hoặc cành bánh tẻ lá đã ổn định có đường kính 2-3cm cắt thành từng đoạn 15-20cm, nhúng gốc vào thuốc chống nấm (Benlet C, Aliette…0,15%) rồi cắm nghiêng sâu 10-15cm trên mặt luống cát sạch, chừa lại phần ngọn 3-5cm (dùng vôi đánh dấu cho khỏi nhầm). Hàng ngày tưới nước giữ ẩm trong nhà có mái che cho tới khi cây ra rễ, mọc chồi cao 10cm thì đem giâm vào bầu, chăm sóc một thời gian nữa rồi đem trồng.
- Chiết cành: Chọn cành tương đối già, đường kính 2-3cm, dùng dao sắc khoanh 2 đường cách nhau 4-5cm, bóc hết phần vỏ. Dùng vải sạch lau kỹ phần gỗ đã bóc vỏ, để khô nhựa 2-3 ngày rồi tiến hành bó bầu như cách chiết các loại cây ăn quả khác. Có thể sử dụng thêm các chất kích thích ra rễ hiện đang có bán trên thị trường cho cả các trường hợp chiết cành, giâm hom cành, hom rễ…
- Ghép cây: Dùng hạt mít mật, mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.
- Trồng và chăm sóc: Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn cho cây mít sai quả phải trồng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, đất có tầng canh tác sâu trên 1m, tốt nhất là đất thịt pha sét, dễ thoát nước, tránh úng ngập. Bón nhiều phân, tủ gốc giữ ẩm, mùa khô tưới 2-3 ngày/lần. Hàng năm bón bổ sung phân cho cây, nhất là những cây sai quả sau khi thu hoạch xong. Khi cây cao 1m tiến hành tỉa cành, tạo tán.
Sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa cành 1 lần bằng cách chặt bỏ các cành mọc rậm trong tán, cành sâu bệnh, cành vượt, các chồi mọc thành búi ở thân cây… nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây, nuôi quả đồng thời hạn chế sự tác động chất phytohocmon (có tên là xytokinin được hình thành từ rễ) làm trẻ hóa tế bào, cân đối tỷ lệ C/N trong cây nhằm kích thích cho cây phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái. Đây là cơ sở khoa học của kinh nghiệm “mít chặt cành, chanh chạm rễ” của ông cha ta.
http://www.khoahocchonhanong.com.vn/themes/khnv/images/mod_titl.gifTin tc
Site được cập nhật vào: 2010-04-21 09:36:29

Muốn cho cây mít sai quả

[30 - Jun - 2009 ::: khucthuydu]

Muốn cho cây mít sai quảNhiều bạn đọc gửi thư về tòa soạn hỏi về bí quyết trồng mít sai quả của các nhà vườn. Một số khác lại hỏi về cơ sở khoa học của kinh nghiệm “mít chặt cành, chanh chạm rễ” của ông cha ta. Cận tôi có dịp tiếp xúc với một số lão nông trồng mít giỏi, cho thu nhập cao các nơi và các nhà khoa học, xin mách lại với bà con đặng trồng mít cho sai quả.



- Về giống: Mít ở nước ta có các nhóm chính là mít mật, mít dai, mít tố nữ dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống v.v… Tùy theo mục đích sử dụng mà bà con chọn giống trồng cho phù hợp. Nếu trồng với diện tích lớn thành hàng hóa thì nên liên hệ hoặc ký hợp đồng liên kết với các đơn vị tiêu thụ như Cty CP VINAMIT để được tư vấn về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái… Hiện nay các tỉnh phía Nam đang trồng nhiều giống mít được chọn tạo trong nước hoặc nhập nội cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến như: mít Nghệ CS M99-I, mít Thái, mít Mã Lai…

- Về kỹ thuật nhân giống: Có thể trồng mít bằng cây giống được nhân bằng hạt, giâm rễ, giâm cành, chiết cành, cây ghép và nuôi cấy mô. Trồng bằng hạt dễ làm, cây chậm ra trái, dễ phân ly nên ít khi chọn được giống tốt cho trái sai, phẩm chất ngon. Cách thông dụng là trồng bằng cây ghép, cây chiết hoặc giâm hom từ rễ, từ cành cây vừa sớm cho quả, thời gian cho quả kéo dài, vừa giữ được đặc tính tốt của cây mẹ (năng suất trái cao, chất lượng trái tốt). Nhược điểm của cách nhân giống này là khó thành công nếu không nắm được bí quyết nhân giống.

- Giâm rễ, giâm cành: Lấy rễ hoặc cành bánh tẻ lá đã ổn định có đường kính 2-3cm cắt thành từng đoạn 15-20cm, nhúng gốc vào thuốc chống nấm (Benlet C, Aliette…0,15%) rồi cắm nghiêng sâu 10-15cm trên mặt luống cát sạch, chừa lại phần ngọn 3-5cm (dùng vôi đánh dấu cho khỏi nhầm). Hàng ngày tưới nước giữ ẩm trong nhà có mái che cho tới khi cây ra rễ, mọc chồi cao 10cm thì đem giâm vào bầu, chăm sóc một thời gian nữa rồi đem trồng.

- Chiết cành: Chọn cành tương đối già, đường kính 2-3cm, dùng dao sắc khoanh 2 đường cách nhau 4-5cm, bóc hết phần vỏ. Dùng vải sạch lau kỹ phần gỗ đã bóc vỏ, để khô nhựa 2-3 ngày rồi tiến hành bó bầu như cách chiết các loại cây ăn quả khác. Có thể sử dụng thêm các chất kích thích ra rễ hiện đang có bán trên thị trường cho cả các trường hợp chiết cành, giâm hom cành, hom rễ…

- Ghép cây: Dùng hạt mít mật, mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.

- Trồng và chăm sóc: Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn cho cây mít sai quả phải trồng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, đất có tầng canh tác sâu trên 1m, tốt nhất là đất thịt pha sét, dễ thoát nước, tránh úng ngập. Bón nhiều phân, tủ gốc giữ ẩm, mùa khô tưới 2-3 ngày/lần. Hàng năm bón bổ sung phân cho cây, nhất là những cây sai quả sau khi thu hoạch xong. Khi cây cao 1m tiến hành tỉa cành, tạo tán.

Sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa cành 1 lần bằng cách chặt bỏ các cành mọc rậm trong tán, cành sâu bệnh, cành vượt, các chồi mọc thành búi ở thân cây… nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây, nuôi quả đồng thời hạn chế sự tác động chất phytohocmon (có tên là xytokinin được hình thành từ rễ) làm trẻ hóa tế bào, cân đối tỷ lệ C/N trong cây nhằm kích thích cho cây phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái. Đây là cơ sở khoa học của kinh nghiệm “mít chặt cành, chanh chạm rễ” của ông cha ta.

Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
http://agriviet.com/uploads/news/large/noimage.jpg

Muốn cho cây mít sai quả


http://www.khoahocchonhanong.com.vn/themes/khnv/images/spacer.gif
http://www.khoahocchonhanong.com.vn/themes/khnv/images/spacer.gif

Kinh nghiệm chống rụng trái non trên cây ăn trái
20/04/2010
Cây ăn trái ở miền Nam như nhãn, xoài, táo, mận, chôm chôm, chanh, sơ ri... sau khi đã đậu trái thường có hiện tượng rụng trái non (rụng sinh lý). Hiện tượng này có thể do một trong các nguyên nhân như thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí cao và đặc biệt là việc hình thành tầng rời ở cuống trái.
http://www.baovinhlong.com.vn/database/newsimg/Nam2010/T4/A20_a%20%281%29.JPG
Chăm sóc đúng cách sẽ giúp giảm rụng trái non
Để hạn chế hiện tượng rụng trái non trên các cây ăn trái vừa nêu trên, các biện pháp kỹ thuật sau đây cần được lưu ý:
1. Trước khi ra hoa, cây cần phải đủ nước và đủ dinh dưỡng; ngưng tưới nước và bón phân khi cây sắp ra hoa.
2. Khi hoa đã trổ xong (đã thụ phấn, thụ tinh) biến đổi thành trái nhỏ (đậu trái), cây cần được tưới nước, bón phân và phun lên lá, trái non hợp chất có chứa chất kích thích sinh trưởng và các nguyên tố vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây qua lá và nhất là hạn chế việc hình thành tầng rời ở cuống trái non, bảo đảm cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng vào nuôi trái, giảm được hiện tượng rụng trái non.
Để góp phần làm giảm được hiện tượng rụng trái non trên cây ăn trái, Hội Làm vườn tỉnh Tiền Giang đã sản xuất hợp chất chống rụng trái non CRT và đã được thực nghiệm, trình diễn có kết quả trên các cây nhãn, xoài, táo, mận, chôm chôm, chanh, sơ ri...
CRT được pha chế dưới dạng lỏng chứa trong lọ nhựa 10ml. Pha chế phẩm CRT, 10ml (một lọ) trong bình xịt 8 lít nước phun dưới dạng sương mù trên trái non hay các hoa đã trổ nhụy (thụ phấn) trên 80%. Chỉ phun một lần và không phun lặp lại liên tiếp. Khi nào thấy trái non rụng thì mới phun lại.
Sau khi phun CRT, do trái đậu nhiều nên cần bón thêm phân ở gốc như phân NPK (16-16-8-13S), phun hợp chất dưỡng cây lên lá để cây đủ sức nuôi trái.
Riêng đối với cây nhãn với mục đích cho trái để sấy khô CRT có thể được phun 3 lần, lần 1 sau khi hoa đã đậu trái (trái nhỏ cỡ đầu đũa ăn), lần 2 khi thấy có hiện tượng rụng trái và lần 3 khoản 2 tuần trước khi thu hoạch trái. Mỗi lần phun có thể pha thêm hợp chất dưỡng cây, thuốc trừ nấm bệnh, côn trùng.
Tóm lại, tùy theo loại cây trái và tình trạng của cây liều lượng pha CRT có thể tăng hay giảm, số lần phun CRT 1 lần hay nhiều lần bà con nhà vườn cần theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp, của các đại lý bán CRT gần nhất.
i xá l không ht Island
31-03-2009
http://www.varisme.org.vn/images/news/news_1238473291_giong%20cay%20trong.jpg(Cập  nhật mới: 11:21:22)
Ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện được trồng ở nhiều nơi. Đây là một loại quả bình dân, giàu Vitamin C. Ổi chủ yếu dùng để ăn tươi và gần đây là làm mứt, sấy khô, đóng hộp, chế biến trà ổi.

Dạng trái thuôn dài, đẹp, da láng, thịt màu kem, dòn, vị chua ngọt. Trọng lượng trái bình quân 500g, trái to có thể đến 800g. Năng suất cao. Năm đầu cho 10- 12 ký trái, năm thứ hai cho 20- 25 ký, năm thứ ba cho 35- 40 ký. Sản phẩm ổi Xá lỵ Không hạt hiện nay không phải là loại trái cây bình dân mà là sản phẩm cao cấp. Giá sỉ tại vườn bình quân 8 -12.000đ/ ký. Với phát hiện gần đây của hai nhà khoa học trẻ thuộc Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam của Thạc sĩ Lê Quốc Điền, Kỹ sư Đỗ Hồng Tuấn và nhóm nghiên cứu người Nhật đã chỉ ra rằng: "Trồng xen cây ổi trong vườn cây có múi như: cam, quýt, bưởi, chanh,... sẽ xua đuổi được rầy chổng cánh là tác nhân gây bệnh vàng lá Greening" Nên cây ổi Xá Lỵ Không hạt hiện nay là đối tượng trồng và nghiên cứu rất quan trọng.  * Đây là sản phẩm đạt danh hiệu "Trâu Vàng Đất Việt 2006" do TƯ Hội Nông dân trao tặng cho các sản phẩm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Theo Caygiong.com


Đầu Bếp Nổi Tiếng
***********
Member No.: 371
Joined: October 21, 2007
Group: Members
Posts: 2243



http://tudo.9.forumer.com/style_images/smoothpurple/corner4.gif

http://tudo.9.forumer.com/style_images/smoothpurple/corner3.gif
Chị UM, em cũng đang tìm cây táo tàu đó. Mà chổ em 0 có bán. Chị mua ở Cali hả chi.? Hope you dónt mind I dơwnloaded cây táo của chị cho mấy ni coi nhen.

mấy ni , Vi vô blogs của chị UM and download cái hình táo nè.

Attached Image
Attached Image
 1/ Đặc tính: Táo (táo ta, táo gai) có tên khoa học (Ziziphus mauritiana), là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc châu Phi. Táo ta quả nhỏ, chỉ có một hạt rất rắn, hai tai lá biến thành gai. Ở nước ta, táo trồng ở phía Bắc và Nam. Nhiệt độ thích hợp từ 25-320C, cần nhiều ánh sáng. Táo có thể ở sống nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm, pH từ 5-7. Bộ rể phát triển mạnh, ăn sâu nên chống gió bão tốt, có thể dùng làm cây chăn gió.
2/ Giống: Ở nước ta có nhiều giống táo như táo chua, táo Thiện Phiến ngọt, táo Gia Lộc, mới nhập vào giống táo Thái Lan. Một số giống chọn lọc trong nước như táo số 12, số 32, táo Đào Tiên.
Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép. Các phương pháp cắm hom, dùng chồi rễ hoặc chiết còn dùng nhưng ít. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp. Nên dùng táo chua làm gốc ghép. Hạt trước khi gieo nên đập loại bỏ vỏ rắn ở ngoài để mau nẩy mầm. Gieo hạt vào bầu ny lon, sau khoảng 6 tháng là cây có thể ghép được. Mắt ghép lấy ở cành bánh tẻ, vỏ còn màu đỏ. Nếu sản xuất nhiều có thể trồng riêng một vườn táo để lấy mắt ghép. Nếu ghép áp thì dùng gốc ghép ương trong bầu, cắt cụt ngọn cách gốc khoảng 20-30cm vót thành hình nêm rồi luồn vào một lát cắt xiên trên cành ghép cho vừa khít, dùng dây quấn chặt lại, sau khoảng 15-20 ngày thì liền vỏ. Chỉ cần trên cành ghép có một mắt với một  lá là ghép được với một bầu gốc ghép, vì vậy 1 cành ghép có thể buộc nhiều gốc ghép. Sau khi ghép 2-3 tháng là có thể cắt đi trồng, cộng lại từ khi gieo hạt đến khi trồng chỉ 5-6 tháng. Phải chăm sóc tốt cây ghép trước khi trồng.  
3/ Cách trồng: Thời vụ trồng tốt là cuối mùa mưa, nên trồng tháng 11-12 vì lúc này trời  ấm, sang mùa Xuân năm sau cây phát triển nhanh. Trồng vào đầu mùa Xuân cũng tốt. Trồng theo hàng hoặc theo ô vuông, khoảng cách cây 4-5m. Để tiết kiệm đất có thể trồng dày hơn, khi cây táo lớn thì đốn bỏ bớt.
Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ hoai, có thể trộn thêm 1kg vôi bột và 0,5kg super lân. Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày, trồng cây trong bầu để có tỷ lệ sống cao.
4/ Chăm sóc: Sau khi trồng tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ rác để giữ ẩm và chú ý tưới nước đều. Hàng tuần theo dõi ngắt bỏ các mầm mọc từ gốc ghép. Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và DAP. Lượng phân NPK 16-16-8 bón mỗi lần từ 0,2-1kg tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc.
Cây táo rất cần nước, nhất là khi quả đang phát triển, nếu không đủ nước quả sẽ nhỏ và chát. Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau:
+ Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
+ Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.
5/ Phòng trừ sâu bệnh:
- Rệp sáp phấn (Planococcus lilacinus): Rệp bám từng ổ trên đọt non, mặt dưới lá và chùm hoa, bên ngoài có lớp bột trắng bao phủ. Rệp chích hút nhựa làm lá và chùm hoa xoăn lại, đồng thời có nấm bồ hóng phát triển. Nếu rệp ít thì dùng tay giết, nếu nhiều thì phun các thuốc Fastac, Pyrinex, Supracide, Polytrinnnn..
- Sâu cuốn lá (Archips micaceana): Sâu non nhả tơ cuốn một hoặc vài lá thành tổ, nằm trong đó ăn lá. Có thể phòng trừ bằng bắt giết hoặc phun các thuốc Pyrinex, Supracide, Polytrinnnn..
- Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis): Dòi đục trong quả làm quả bị hư thối. Một quả táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp không để quả chín lâu trên cây, thu nhặt tiêu huỷ các quả rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ Metyleugenol (Vizubon-D). Có thể tự làm bẫy bã ruồi bằng dùng một miếng quả chín (cam, quít, dứa, táoooo.), có tẩm thuốc sâu rồi đặt lên cây. Khi quả đã già sắp chín phun ngừa bằng các thuốc Trigard, Fastac. Biện pháp bao quả có tác dụng tốt hạn chế ruồi và sâu đục quả.
- Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.): Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, sau tạo thành những vết cháy khô, phiến lá cuốn lại, cứng, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, quả nhỏ và bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị bệnh, phun các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, Anvil, Rovral, Topsin-MMMM..
- Bệnh ghẻ (do nấm Venturia inaequalis): Trên lá đốm bệnh tròn, màu xám xanh, hơi gồ lên. Trên quả vết bệnh màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, quả méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng các thuốc gốc đồng, hỗn hợp lưu huỳnh + vôi, Zineb, Carbenzim, Rovrallll..
Ngoài ra còn có các loại sâu bệnh khác như: bọ cánh cứng ăn lá, sâu ăn hoa, sâu đục quả, bệnh khô cành, bệnh thối quả, bệnh sùi gốc do vi khuẩn.
(Phạm Dũng - Trạm KN huyện Ninh Phước) 




Cong bo He thong nhan dien thuong hieu moi 02/2010web_qc_02_2010






Mít nghệ Cao Sản M99-I

Trước đây người ta xem Mít là cây của người nghèo, Mít có rất nhiều giống. Mã trái và phẩm chất khác biệt nhau rất xa. Kích thước chênh lệch, có giống trái chỉ 300g - 400g, có giống trái nặng vài chục ký. Ngày nay các giống Mít nghệ có phẩm chất ngon rất được nhiều người ưa chuộng.

Thời gian gần đây nhờ những thành tựu về khoa học công nghệ trong trồng trọt, chọn lọc, nhân giống mít có năng suất cao, ổn định và chất lượng ngon. Một trong các giống ấy là Mít nghệ cao sản được chọn từ tổ hợp Mít nghệ ở miền Nam. Đây là giống Mít thích hợp để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ sấy chân không (chip). Theo tài liệu của FAO năm 1976 Mít hơn hẳn xoài là giống trái cây ngon ở các chỉ tiêu sau : Năng lượng gấp 1,5 lần, đạm gấp 2,8 lần, Gluxit gấp 1,5 lần, Calci gấp 2,7 lần, Lân (P) gấp 2,4 lần, Sắt (Fe) và Kali (K) gấp 2 lần, Thiamin (B) gấp 1,5 lần, Riboflavin (B­2) gấp 2,2 lần và Niaxin gấp 1,2 lần. Các chỉ tiêu khác tương đương nhau hoặc thấp hơn đôi chút.
Các giống mít được thị trường trồng nhiều và có chất lượng tốt nhất là : 

*  Mít Nghệ Cao Sản dòng M99-I
- Năng suất rất cao. Chất lượng ngon. Tỉ lệ cơm cao 40 – 48 % . Màu vàng tươi. Thích hợp ăn tươi hay chế biến.
- Hiện nay có nhiều doanh nghiệp thu mua sản phẩm mít  để làm nguyên liệu chế biến (nhưng luôn thiếu trầm trọng) như ở Củ Chi- TP. HCM, Tân Định Bến Cát - Bình Dương, Tân Phú- Đồng Nai . . .
Đây là giống cây ăn trái có nhiều triển vọng, vì nó vố là cây ăn trái nhưng mang những đặc tính của cây rừng nên có thể góp phần thắng lợi cho chương trình trồng 5 triệu ha rừng của Chính Phủ. 
Quy cách:
            - Gốc ghép đường kính F ³ 1cm, chiều cao ³ 15cm
            - Cành có F ³ 0,6cm, chiều cao ³ 40cm
            - Bầu ³ 10x16cm
            - Lá già, không sâu bệnh
            - Giá: 10.000-12.500đ.

* Mít Mã Lai
Năng suất cao, trái trọng lượng trung bình từ 2 kg. Múi thơm, cơm hơi nhão, vị ngọt.

* Mít Tố Nữ
Năng suất cao, trái trọng lượng trung bình 800 – 1000 g / trái. Cơm nhão, vị ngọt, béo, có mùi thơm đặc trưng.

DSCF0274
DSCF0972
DSCF0992
DSCF2854
DSCF2921
DSCF2922
DSCF%203274
DSCF5801



* Từ nghèo kiết xác, cuộc đời tôi nay đã sang trang mới

Mong rằng những ai nghèo sẽ không quá tự ti, mặc cảm mà hãy tiếp tục sống, lao động và phấn đấu nhiều hơn...
* Tâm sự cùng tác giả bài viết "Làm giàu ai bảo không khó?"
Chào chú Hùng,
Đọc bài viết của chú, cháu như tìm thấy chính mình trong đó. Cháu không còn ở lứa tuổi mới lớn chập chững vào đời nhưng cũng chưa đủ lực và trí tuệ để thực hiện một phương án làm giàu như hoài bão của mình.
Gia đình cháu nghèo, "nghèo rớt mồng tơi" như người đời vẫn nói. Thực tế, ngày trước nhà cháu làm nghề nông. Cũng có vài công đất để ngày ngày vợ, chồng, con cái kéo ra đồng , khi thì gieo hạt, cuốc đất, bón phân, thu hoạch. Mỗi năm 2,3 vụ, bắp, đậu, lúa cứ xoay vòng. Ai cũng nghĩ, ngày hân hoan nhất của nhà nông là ngày thu hoạch, nào ai biết sau những bức tranh rộn ràng, tấp nập, gặt mùa là biết bao tâm trạng, rạng rỡ trên những gương mặt được mùa, nhưng đôi lúc lại là những nếp nhăn âu sầu, lo lắng và thất vọng do thất mùa, do phải trả nợ, do đã bán "nông sản non" để mua gạo, mua phân trước đó. Và rồi, Ba cháu làm thêm nghề đánh cá để kiếm tiền nuôi vợ và 5 đứa con thơ ăn học.

Ba tuổi, cái tuổi thơ mà người ta gọi là đẹp nhất. Cháu biết theo chị đi bán bắp ở chợ chiều. Lên 5 tuổi, khi bạn bè cùng trang lứa tung tăng đến trường mẫu giáo cùng ba mẹ thì cháu chiều chiều lại ra bến phà nhặt củi về cho mẹ nấu cơm hoặc đem bán. Rồi cháu cũng được đi học, vào lớp 1, học hết phổ thông, thậm chí là đến bây giờ, 27 tuổi cháu vẫn còn là một sinh viên đại học.

Cháu may mắn sinh ra trong một gia đình hiếu học. Dù nhà nghèo, đi làm quanh năm suốt tháng mặc cho mưa, bão, sóng gió và cả ngày quốc tế lao động 1-5, nhưng ba mẹ cháu vẫn chưa bao giờ có ý định cho con cái nghĩ học. Mà ngược lại, ba luôn khuyến khích và làm mọi cách để con cái được đến trường. Một ngày mưa tầm tã, chị em cháu đang trong kỳ thi học kỳ, cả xóm mất điện. Ba quyết định trèo lên mái nhà hàng xóm để sửa điện dù biết rằng nguy hiểm vô cùng. Nhưng vì vùng sâu, vùng xa, cả xóm chỉ có một cầu dao điện chung mà gọi mấy ngày rồi cùng chưa thấy bác thợ điện về làng.

Hẳn Chú không có gì ngạc nhiên khi nghe cháu nói " đến bây giờ cháu vẫn còn là một sinh viên". Năm cháu học lớp 6, Ba cháu phải nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy mấy tháng trời để mổ Thận. Và sau đó, Ba yếu hẳn đi, sức khỏe không còn như trước. Chiếc ghe bủa lưới và vài công đất đã bán để trang trải khoảng viện phí đắt đỏ so với một nhà nông. Mẹ lại bệnh sau đó, số đất còn lại được bán tiếp để cho mẹ đi Sài Gòn trị bệnh. Hai chữ Sài Gòn thời đó nghe xa xỉ vô cùng. Ai được đi Sài Gòn chơi là cả 1 ước mơ. Gia đình cháu bỗng chốc rơi tỏm vào một vị trí bèo bọt nhất của xã hội. Còn một số vốn nhỏ từ lần bán đất thứ 2, Ba bán luôn căn nhà đang ở và mua một miếng đất nhỏ ở thị trấn, cùng đứa em trai 8 tuổi của cháu bán vé số hằng ngày để nuôi gia đình qua bữa. Chị em cháu vẫn đi học, trong sự nghèo khó,c ũng may thay, được hỗ trợ từ phía nhà trường và xã hội dưới diện “ nghèo”.

Năm 18 tuổi, ngày chuẩn bị thi tốt nghiệp PTTH, cháu làm ngay 1 bộ hồ sơ xin việc, những mong có thể tìm được việc gì đó ngay sau đó để giúp đỡ cho Ba Mẹ. Nhưng cháu cũng khát khao được đi thi đại học một lần như chúng bạn. Thế rồi, sự khát khao đó thôi thúc cháu nộp đơn đi thi vào Trường Du Lịch. Không phải là Trường Đại Học mà chỉ là một trường nghề. Mong muốn của cháu lúc đó là làm sao để ra trường thật nhanh để đi làm, để kiếm tiền, và để giúp gia đình. Cháu thi đỗ, cầm lá thư báo nhập học kèm theo bảng thông báo học phí khiến nụ cười trên môi cháu tắt hẳn, niềm hy vọng được là sinh viên vừa lóe lên biến mất ngay trong tư tưởng.
Cháu giấu lẹm tờ giấy báo ấy cho đến cận ngày nhập học. Cháu cầm đến và đưa cho Ba. Ba hiểu tất cả và ôn tồn nói: “ Nhà mình đông con, con còn 3 đứa em nữa, Ba mẹ chỉ có thể lo cho con đến 18 tuổi. Giờ con đã đủ lông, đủ cánh, con có thể tự bay vào đời được rồi”. Tối hôm đó, ngồi dưới trăng, nước mắt cháu lăn dài trên má. Cháu không trách Ba, cháu hiểu gia đình mình đang khó khăn thế nào và cháu quyết định lên Sài Gòn học với kỳ học phí đầu tiên ba mẹ tích góp cho mình. Những mục tiêu phải có bằng ngoại ngữ, vi tính trong 18 tháng dường như bị bỏ lại trong lãng quên. Cháu lao vào các công việc làm thêm bất cứ giờ nào được rảnh, và bất kể ai mướn. Từ bán quán cơm, phục vụ nhà hàng và cả làm gia sư để có tiền ăn cơm, chi trả điện nước và đóng học phí cho các kỳ sau.
Gần như những công việc tay chân đã chiếm hết thời gian của cháu nên ngủ gục trong lớp học, trong thư viện, trên xe đạp khi trở về không phải là chuyện hiếm. Có những ngày bệnh chỉ còn đủ tiền mua thuốc, phải ăn nhờ nữa ổ bánh mì của bạn học mà uống thuốc, 500 đồng gửi xe đôi lúc trở nên khan hiếm và cháu phải xin khất nợ với anh bảo vệ trong trường mà không một ai hay biết. Những cuộc chơi cùng bạn bè với cháu là cả một thú vui xa xỉ vì ăn mì gói hàng tháng thường xuyên, bịch bánh mì 6 miếng (2000 đ) luôn là bạn đồng hành trong cặp sách mỗi khi ở lại thư viện học bài. Hầu như chưa bao giờ cháu tham gia những cuộc vui “ có đóng phí” do trường hay lớp tổ chức. Mặc dù vậy, cháu chưa bao giờ chùn bước. Ngược lại, hàng tuần cháu vẫn dành 2000 đồng để đến CLB Tiếng Anh vào sáng chủ nhật để tập nói ngoại ngữ và giao lưu với bạn bè. Hiếm khi được rảnh rỗi để ngồi nghĩ ra một cách kiếm tiền nhiều hơn, dễ hơn với một cô bé nông thôn 18 tuổi, một cô sinh viên không dám mua sách chuyên nghành để học, nghèo kiết xác, chiếc xe đạp cũ thường xuyên bị trật chân chó, chiếc áo dài cũ xin của cô em họ và đôi giày đứt quai vẫn còn cài hậu để tiện cho đi lại. Chạy xe lạch cạch trên con phố tấp nập người, cháu ngẩn ngơ với ý nghĩ “cái khó bó cái khôn”. Thầm nghĩ không biết bao giờ mình được như bạn bè cùng trang lứa.

Rồi cuộc sống cũng mỉm cười với cháu. Cuộc đời cháu mở sang một trang mới, khang trang hơn. Cháu ra trường với cái bằng loại khá và một công việc đúng chuyên ngành. Cháu dọn về ở trọ cùng cô bạn thân với căn phòng nho nhỏ nhưng ấm áp và thoải mái hơn; được ngả lưng ngay khi về nhà; điều mà trước đây cháu chưa bao giờ có thể khi phải ở nhờ nhà Cậu Mợ. Được học bài ngay trong phòng thay vì phải ngồi dưới cây cột điện hằng đêm, thậm chí là bữa cơm tối trong tĩnh mịch.

Một năm sau, em cháu vào Đại Học, thật may mắn là ĐH Sư Phạm thì SV không phải đóng tiền học phí. Nhưng đồng lương trung cấp chân chính của cháu không đủ để 2 chị em cháu có cuộc sống đầy đủ nơi đất khách. Cháu quay trở lại tất bật với 2 công việc (16 tiếng mỗi ngày) mới mong có thêm chút tiền mua quà cho em út những lúc về quê chơi hay lễ, tết. Như một thói quen, hễ được nghỉ hè hoặc rãnh rỗi, cháu lại tìm thêm việc gì đó để làm, để kiếm tiền như một người nô lệ bị đồng tiền chi phối.

Thú vui duy nhất của cháu không phải là mua sắm, họp mặt bạn bè, hay đi chơi với bạn trai… mà vô cùng đơn giản, chọn một góc khuất trên tầng cao của quán café nào đó khi rảnh rỗi, ngồi gặm nhấm café và nhìn người người qua lại và ngẫm lại những gì đã trải qua trong đời, vẽ ra một viễn cảnh tươi đẹp của ngày mai. Cái cảm giác được thoát khỏi dòng người tất bật, chen lấn mưu sinh thật thú vị làm sao! Trong phút chốc mình bỗng là một thượng đế dẫu biết rằng ngày mai, khi bình minh ló dạng, cũng là lúc mình trở về với cuộc sống đời thường, tất bất như bao ngày, như bao người, thậm chí còn vất vả nhiều hơn để vươn lên, vươn xa…

Thời gian thấm thoát thoi đưa, còn một năm nữa em trai cháu ra trường. Công việc tạm ổn định vì cháu được sếp tin tưởng và thương như con cháu. Cháu quyết định thi vào đại học dưới sự động viên nhiệt tình của sếp và đồng nghiệp; và cũng cho thỏa lòng khao khát ước mơ. Niềm vui được đến trường bừng lên và cháu thấy hạnh phúc vô cùng khi mỗi tối lại được đi học sau giờ làm, được học triết học, xã hội học, toán cao cấp… Những môn học mà hầu như nhiều sinh viên không lấy gì làm hồ hởi khi nhắc đến. Mấy tháng sau, được tin Cô em gái vừa đậu vào một trường cao đẳng trong thành phố. Niềm vui đến cùng với nỗi lo mặc dù gia đình đã khá hơn ngày trước. Số tiền Ba kiếm được cũng chỉ để có cuộc sống no ấm ở quê nhà chứ ở Sài Gòn, nó chẳng thấm thía là bao. Cháu lại làm nhiều hơn, lúc này, kiếm tiền không còn quá khó khăn như trước nhưng yêu cầu cuộc sống mỗi lúc một cao hơn, cháu muốn làm một điều gì đó đột phá. Nhưng cháu vẫn chưa có cơ hội, hay đúng hơn cháu vẫn chưa đủ lực và trí tuệ để thực hiện hoài bão của mình. Không dừng lại ở tiền, danh vọng và địa vị…Cháu muốn mình sáng lên từ chính những nỗ lực của mình nhưng sao khó quá như chú đã nói.

Hiện nay, cháu không phải là một Doanh Nhân, cũng chưa có gì để gọi là giàu Nhưng không có lý do gì để cháu phủ nhận sự tiến bộ của chính mình. Với một công việc khá ổn định và một tương lai đang mở rộng, ngẫm lại những ngày mình đã đi qua, cháu viết lại câu nói ngày xưa trên trang sách mới của cuộc đời mình: “ Cái khó ló cái khôn” . Và cháu sẽ cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa để thực hiện những điều mình đã ấp ủ từ lâu.

Cháu không thể so sánh với chú được, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau và sẽ có những cách xử lý khác nhau. Nhưng cháu thấy đồng cảm với bài viết của chú nên viết ra trang đời của mình. Mong rằng những ai có hoàn cảnh giống cháu sẽ không quá tự ti, mặc cảm để tiếp tục sống, lao động và phấn đấu nhiều hơn…vì có rất nhiều những mảnh đời khó khăn, cũng đang bươn chải mưu sinh, ngụp lặn giữa dòng đời như mình vậy…để cùng vươn tới một ngày mai bình minh rực rỡ, vẹn tròn hạnh phúc.

Xin chúc Chú và những ai đang đọc bài viết này luôn thành công và hạnh phúc, sớm thực hiện được những ước mơ và hoài bão của chính mình.

* Các doanh nhân 'siêu trẻ' với doanh nghiệp siêu nhỏ

Một số minh chứng đã cho thấy nhiều bạn trẻ lập công ty hoàn toàn không ngây thơ, bốc đồng như nhiều người tưởng; đồng thời cũng cho thấy thấy sức chịu đựng và khả năng sáng tạo của giới trẻ Việt là vô tận.
Đâu là nguyên nhân chính khiến các bạn đó mạnh dạn như vậy ? Và vì sao chúng ta nên động viên, khuyến khích và hỗ trợ họ ? Không phủ nhận khách hàng của công ty tư vấn chúng tôi hiện nay đa số là các doanh nhân có độ tuổi trên 25, nhưng con số các bạn trẻ dưới 25, thậm chí ở độ tuổi 20 – 22 cũng không ít. Họ có ngây thơ ? Có “trẻ con” ? Có “điên rồ” như một số ý kiến nhận định không ? Xin mời quý vị xem qua nội dung tóm tắt một số câu chuyện khởi nghiệp điển hình của người trẻ tại TP HCM, là khách hàng của chúng tôi, và sẽ có câu trả lời cho chính mình:

Câu chuyện thứ nhất:
“Hãy cho biết giá thấp nhất mà nơi khác đã chào, tôi sẽ có giá thấp hơn nữa” (Bạn Nguyễn Đình Hồng, sinh năm 1989, đến từ Nghệ An)
Lúc còn học cấp 3 ở quê nhà, Hồng đã mở một trại gà nho nhỏ ngay tại vườn nhà mình, với số vốn ít ỏi đi vay của bà con. Vượt qua các cơn dịch, cúm gia cầm triền miên, số tiền thu được đủ cho bạn trang trãi chi phí học hành ở trong và ngoài nhà trường. Sau khi không thi đậu vào Đại Học, biết rõ hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh đã sử dụng số vốn rất ít còn lại, vào TP HCM lập nghiệp. Sau hai năm trời lăn lộn làm đủ thứ việc lương thiện để tồn tại và tiếp tục đi học, anh đã tìm được hướng đi riêng cho mình: mở công ty với mục tiêu và kế hoạch bài bản hẳn hoi. Lý do giúp Hồng tự tin triển khai hành động: Anh sống trong nhà người quen có cơ sở nhỏ chuyên nhận gia công bảng hiệu quảng cáo. Ngày ngày “cày ải” trên chiếc xe đạp cũ mèm khắp TP HCM, chỉ cần thấy bảng hiệu nào đó rách hoặc quá cũ, ố màu, là “xông” vào gặp cho được người chủ để chào hàng. Chấp nhận lấy công làm lời, anh luôn thẳng thắn với khách hàng: “Hãy cho biết giá thấp nhất mà nơi khác đã chào, tôi sẽ có giá thấp hơn nữa; không cần đặt cọc, đảm bảo nếu chất lượng kém hơn sẽ không lấy tiền”.
Kết quả là đơn hàng đến với anh ngày một nhiều. Quy mô của xưởng gia công cũng lớn dần lên cho phù hợp. Cơ quan quản lý Nhà nước thường xuyên “ghé thăm”, kiểm tra giấy phép hoạt động. Khách hàng là các công ty thì yêu cầu xuất hóa đơn. Xem như việc mở công ty là yêu cầu bắt buộc. Chủ nhà nơi Hồng ở là những người thợ đơn thuần, vốn chỉ quen làm gia công nhỏ, không nhanh nhạy như Hồng. Vậy nên, không ai khác ngoài Hồng có thể đứng ra làm đại diện pháp luật của công ty, đăng ký với chức danh Giám đốc công ty TNHH một thành viên. Hiện Hồng vừa học vừa làm, vừa là Giám đốc vừa là… sinh viên.

Câu chuyện thứ hai:
“Vừa làm chủ vừa được học, giúp chúng tôi tiền ít sinh ra tiền nhiều, tiền nhiều sinh ra nhiều hơn nữa” (Bạn Huỳnh Anh Dũng, sinh năm 1988, đến từ Vũng Tàu)
Học cao đẳng, vừa làm vừa học, Dũng đã từng là sale nổi bật cho một số đơn vị có tiếng. Sau khi đưa ra ý tưởng và xây dựng dự án bán hàng đa cấp theo mô hình kết hợp café – giải trí – học hành cho các bạn trẻ, được nhiều người chấp nhận góp vốn, anh không vay mượn gia đình hay ải cả, mà huy động toàn bộ những gì mình đang có, cầm cả xe máy, điện thoại, tiện nghi trong nhà thuê, cùng với một số thành viên khác thành lập công ty cổ phần. Đến nay, sau nhiều tháng liên tục đi làm “thuyết khách” khắp thành phố từ 9h sáng đến 22h đêm mỗi ngày, Dũng đã huy động hàng trăm bạn trẻ, đặc biệt là các thủ lĩnh trong các công ty bán hàng đa cấp khác và một số giảng viên, diễn giả, doanh nhân có tiếng than gia. Hiện đang cải tạo mặt bằng và tiến hành xây dựng, dự kiến mô hình café – giáo - trí đầu tiên tại trung tâm TP HCM của “Dũng và cộng sự” sẽ khai trương vào quý 2 năm 2010.

Câu chuyện thứ ba:
“Nhu cầu vui chơi của các em nhỏ là rất lớn, các công ty khác chê lời ít không làm, chúng tôi làm” (Bạn Ngụy Bửu Danh, SN 1987, đến từ Thủ Đức, TP.HCM)
Từ lâu, “Danh và những người bạn” đã thường xuyên tổ chức các sự kiện vui chơi giải trí cho các em nhỏ, đặc biệt sôi động vào các đêm rằm, lễ tết như Tết thiếu nhi, trung thu, Noel, năm mới… Chính sự chịu khó, sáng tạo, cùng tình yêu dành cho các em nhỏ giúp họ được nhiều phụ huynh, cơ quan đoàn thể tín nhiệm. Tuy nhiên, về nguyên tắc, họ thiếu giấy phép hoạt động. Nếu tổ chức sự kiện tại phường của mình thì có thể tạm được “bỏ qua”, nhưng đến bất cứ địa phương nào khác, họ đều bị kiểm tra, không được đồng ý vì thiếu cơ sở pháp lý để tổ chức hoạt động. Kết quả, họ đã thành lập công ty TNHH (3 thành viên).

Câu chuyện thứ tư:
“Trung tâm gia sư hoạt động như nhau và đã nhiều như nấm sau mưa, nhưng công ty gia sư của tôi không phải là… nấm” (Bạn Lê Bảo Kim, SN 1986, quận 1, TP.HCM)
Cùng với người em trai của mình, Kim mở trung tâm gia sư ngay tại nhà từ hơn 3 năm nay (tức là từ khi mới 20 tuổi, em trai 19). Trung tâm gia sư thì đã quá nhiều, cách làm của chị em Kim có sự khác biệt phù hợp nên đã sớm thu hút được lượng lớn khách hàng cùng đội ngũ giáo viên bản ngữ giỏi. Tóm tắt thế này: Họ không dạy cho ai, mà thuê người khác dạy (cho cả chính họ). Người được mời dạy là những người giỏi, có chuyên môn sư phạm. Họ không chỉ dạy tiếng nước ngoài cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, mà còn dạy tiếng nước ngoài cho người nước ngoài và tiếng Việt cho… người Việt. Họ không chỉ dạy tại nhà hay một địa điểm cụ thể nào đó, họ chú trọng dạy 1 kèm 1 hoặc 1 kèm nhiều thông qua Internet. Họ không chỉ nhắm vào đối tượng khách hàng là cá nhân có nhu cầu học, họ đầu tư tiếp thị đến những doanh nghiệp, tổ chức (nhất là của nước ngoài và thuộc Nhà nước) đang có nhu cầu nâng cao khả năng ngoại ngữ hoặc ‘nội ngữ” cho cán bộ nhân viên của mình…
Đến lúc này thì không thể không lập công ty để nâng tầm thương hiệu, tăng uy tín và tạo cơ sở pháp lý để ký kết các hợp đồng lớn, để xuất hóa đơn, để tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Câu chuyện 5:
“Các công ty dịch vụ kế toán khác không thể đến với khách hàng ở xa ban đêm thì tôi đến, không tặng dịch vụ gia tăng thì tôi tặng” (Trịnh Lâm Duy, SN 1986, đến từ Bạc Liêu)
Tốt nghiệp Đại Học Mở TP.HCM, chỉ sau 1 năm đi làm, Duy đã nhận thấy mình không hợp với việc đi làm thuê, lại thấy ngay công ty mình cũng đang làm cũng thuê công ty khác làm dịch vụ kế toán, kiểm toán. Vậy là vay được một số tiền nhỏ từ gia đình, anh mở công ty dịch vụ kế toán mà bản thân còn chưa đủ điều kiện để hành nghề này(!). Cũng không sao, anh đâu có trực tiếp làm dịch vụ này cho khách hàng, mà thuê lại những người có nghề và bằng cấp chuyên môn khác. Công việc của Duy chủ yếu là quảng cáo miễn phí trên mạng, tiếp thị khắp nơi và cùng nhân viên đi gặp khách hàng để đưa hợp đồng về. Nếu các doanh nghiệp “lớn” hoặc tự cho là “lớn” khác không thể tận tình đến gấp với khách hàng ở xa tận nơi, vào cả ban đêm, ngày nghỉ, ngày Lễ, thì anh đi. Nếu các công ty dịch vụ kế toán kiểm toán lớn hơn khác vì chi phí cao không thể tặng thêm dịch vụ gia tăng khác thì anh làm, ví dụ: Tặng miễn phí dịch vụ thiết kế website (dạng cơ bản) hay miễn phí thực hiện đăng ký thuế ban đầu và mua hóa đơn cho khách hàng, v.v… Chính vì vậy, doanh nghiệp nhỏ của anh ngày càng trở nên là một đối thủ tiềm tàng “nguy hiểm” cho nhiều công ty cùng ngành lâu năm khác.

Còn nhiều câu chuyện khởi nghiệp rất trẻ khác không thể đề cập đến trong khuôn khổ có hạn của bài viết này. Cũng như tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ mới ra đời trên thế giới, thành công hay thất bại sau này còn để ngỏ. Nhưng một số minh chứng trên đã cho thấy nhiều bạn trẻ lập công ty hoàn toàn không ngây thơ, bốc đồng như nhiều người tưởng; đồng thời cũng cho thấy sức chịu đựng và khả năng sáng tạo của giới trẻ Việt là vô tận.
Điểm đáng chú ý chung của các bạn trẻ khởi nghiệp sớm nói trên là: Xác định được thị trường tiềm năng, chọn phân khúc thị trường cùng đối tượng khách hàng phù hợp; xét ở một mức độ nào đó, có thể nói các bạn đã chọn được thị trường ngách cho riêng mình. Không những thế, các bạn trẻ còn cho thấy sự sáng tạo, năng động, giàu ý chí, nghị lực, rất chịu khó, siêng năng; tự chủ, tự tin, không cần vốn lớn; và một điểm thú vị là nhiều người trong số họ có được khách hàng cùng đơn hàng ngay cả khi chưa chính thức mở công ty.

Lê Minh Đức, CEO Công ty tư vấn quản lý và xây dựng thương hiệu Sagovina